Huyện Giồng Riềng - Hỗ trợ phát triển và thương mại hoá sản phẩm Ocop

Huyện Giồng Riềng - Hỗ trợ phát triển và thương mại hoá sản phẩm Ocop

21/10/2021 | Tác giả: Ngọc Dung

Chương trình OCOP giai đoạn 2019 - 2020. Là 1 chương trình quan trọng nhằm phát triển kinh tế nông thôn. Theo hướng khai thác và phát huy tối đa nội lực, để phát triển các sản phẩm nông sản nâng cao giá trị gia tăng. OCOP đã và đang mang lại những hiệu quả bước đầu cho các địa phương, trong đó có Huyện Giồng Riềng. Góp phần nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế xã hội.

Huyện Giồng Riềng - Hỗ trợ phát triển và thương mại hoá sản phẩm Ocop

 

 

 

Huyện Giồng Riềng mục tiêu nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế xã hội

Nhằm nâng cao thu nhập cho người dân và phát triển kinh tế xã hội. Giồng Riềng đã triển khai và đề án, chương trình mỗi xã một sản phẩm. Định hướng đến năm 2025, theo đó giai đoạn 2019-2020. Huyện Giồng Riềng đã có chính sách hỗ trợ, chuẩn hoá các sản phẩm đặc trưng của địa phương. Trong đó có 2 sản phẩm là Bánh Tráng Thạnh Hưng - Mạnh Tài và mắm cá lóc Tám Dô. Được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Kết hợp hỗ trợ phát triển và thương mại hoá các sản phẩm Ocop từ cấp huyên, xã theo chu trình thường niên. Đến nay, đã có nhiều địa phương trong huyện, sản xuất các sản phẩm đặc trưng như. Rượu đế hoa hải đường. Bánh tráng ở xã Thạnh Hưng. Mắm Tám Dô ở Xã Ngọc Thuận. Trà mẵng cầu xiêm Hai Đậu ở xã Thạnh Hoà. Nước mắm hương đồng Xã Hoà An. Đây đều là những sản phẩm đã và đang được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Quá trình phát triển sản phẩm OCOP Giồng giềng

Đến với cơ sở sản xuất nước mắm Tám Dô Xã Ngọc Thuận. Bà Lê Thị Hết, chủ cơ sở cho hay: Việc xây dựng sản phẩm OCOP, là điều kiện thuận lợi để cơ sở xây dựng thương hiệu. Phát huy nghề truyền thống làm mắm. Sau khi đạt chứng nhận OCOP, cơ sở tiếp tục tổ chức lại sản xuất. Tăng cường súc tiến thương mại. Đa dạng hoá các sản phẩm mắm đặc trưng địa phương. Mở rộng thị trường tiêu thụ trên cả nước. Qua đó cơ sở cũng tạo việc làm cho khoảng 20 nhân công lao động tại địa phương.

Trong quá trình phát triển sản phẩm OCOP Giồng giềng xác định chủ yếu theo 2 hướng.

  • Phát triển nâng cấp các sản phẩm đã có, chủ yếu là các sản phẩm truyền thống.
  • Phát triển từ các ý tưởng sản phẩm mới theo hướng khai thác. Phát huy thế mạnh của các địa phương.

Song song đó. Huyện đã chủ động tổ chức hướng dẫn thực hiện bộ công cụ quản lý chương trình OCOP phù hợp. Sát với  thực tiễn sản xuất của địa phương. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP thông qua các hoạt động như: Nâng cấp tiêu chuẩn chất lượng. Ứng dụng công nghệ  mới, ứng dụng hệ thống quản lý chất lướng sản phẩm trong các tổ chức kinh tế OCOP. Tập trung ứng dụng công nghệ vào sản xuất, qua đó các sản phẩm ocop ngày càng được gia tăng giá trị nhờ duy trì và cải tiến mẫu mã theo hướng chuyên nghiệp.

 

Huyện Giồng Riềng tiếp tục đưa trương trình OCOP đi vào chiều sâu

 

Thông qua chương trình OCOP sẽ góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Ảnh: Nguyên Huân.

 

Trong giai đoạn 2021-2025. Giồng Riềng tiếp tục đưa trương trình OCOP đi vào chiều sâu. Để hoàn thành mục tiêu đề ra, ngành nông huyện đã chỉ đạo các địa phương. Bám sát các nội dung dề án, xây dựng kế hoạch cụ thể. Thực hiện đúng lộ trình hiệu quả, ngoài ra huyện đẩy mạnh công tác tuyên truyền khuyến khích các tổ chức kinh tế hộ sản xuất tích cực tham gia chương trình OCOP. Gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới.

Qua đó, khai thác có hiệu quả tiềm năng thế mạnh về nông nghiệp. Theo hướng sản xuất hàng hoá chất lượng. nâng cao hiệu quả các hoạt động xúc tiên thương mại, đưa sản phẩm OCOP đến  với thị trường.

Chương trình OCOP đã tạo hiệu quả tích cực. Phát triển sản phẩm đặc trưng, truyền thống và góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng thế mạnh của từng địa phương. Thông qua định hình sản phẩm chất lương,  đúng quy chuẩn tăng khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời góp phần thiết thực trong thay tập quản sản xuất. khơi dậy và phát huy tinh thần sáng tạo khởi nghiệp trong các tầng lớp nhân dân.  Hướng bà con đến nền kinh tế thị trường.


Chia sẻ trên

icon

21/10/2021 | Đăng bởi: Ngọc Dung

Ocopmart hướng dẫn mở gian hàng trên sàn thương mại điện tử

Hiện nay ở Việt Nam đang có rất nhiều sàn TMĐT. Với Doanh nghiệp sẽ băn khoăn nên kinh doanh trên sàn thương mại điện tử nào. Lựa chọn nền tảng thương mại điện tử phù hợp. Để có chiến thuật kinh doanh giúp người bán hàng online thu nhiều lợi nhuận. Tùy thuộc vào loại hình sản phẩm. Mức độ đầu tư mà doanh nghiệp nên chọn các kênh kinh doanh online phù hợp.

22/10/2021 | Đăng bởi: Hoàng Tân

Lạng Sơn: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP.

Chiều ngày 13/10, UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức họp báo thường kỳ, thông tin về tình hình hoạt động kinh tế - xã hội 9 tháng, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm 3 tháng cuối năm 2021. Tham dự cuộc họp, có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn, các sở, ban ngành cùng các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh.

21/10/2021 | Đăng bởi: Hoàng Tân

Đánh giá sản phẩm OCOP cấp quốc gia

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP (Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm”) cấp quốc gia đang đề nghị ,Thủ tướng Chính phủ công nhận 20 sản phẩm đạt OCOP 5 sao; trong đó, có nhiều sản phẩm của vùng đồng bào DTTS và miền núi.