Hành trình OCOP năm 2022: Quảng Ninh tiếp tục khẳng định thương hiệu

Hành trình OCOP năm 2022: Quảng Ninh tiếp tục khẳng định thương hiệu

09/06/2022 | Tác giả: Nguyễn Phương Thảo

Nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, Quảng Ninh đang tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp đưa OCOP thực sự trở thành chương trình kinh tế quan trọng của địa phương. Đồng bộ các giải pháp

Hành trình OCOP năm 2022: Quảng Ninh tiếp tục khẳng định thương hiệu

Nhằm thúc đẩy số hóa trong chương trình OCOP, năm 2021, tỉnh đã xây dựng hệ thống được tích hợp thêm module phần mềm quản lý đánh giá, chấm điểm và phân hạng sản phẩm OCOP Quảng Ninh tại địa chỉ tên miền https://qn.eocop.vn. Bên cạnh đó, tỉnh tổ chức thu thập, số hóa cập nhật dữ liệu liên quan đến cơ sở sản xuất, kinh doanh và sản phẩm nông, lâm, thủy sản (gồm cả sản phẩm OCOP) lên “Hệ thống cơ sở dữ liệu truy xuất nguồn gốc thực phẩm nông, lâm, thủy sản an toàn trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Mỗi sản phẩm đều được công khai các thông tin về cơ sở sản xuất, hình ảnh, tem nhãn, nguồn gốc nguyên liệu… Đồng thời, thực hiện dán tem truy xuất nguồn gốc đối với tất cả các sản phẩm tham gia chương trình OCOP. Các giải pháp này không chỉ thúc đẩy chuyển đổi số trong chương trình OCOP, mà còn góp phần quảng bá sản phẩm, siết chặt quản lý, nâng cao chất lượng.

Mặc dù chịu tác động không nhỏ của dịch Covid-19 song Quảng Ninh vẫn duy trì việc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021. Tham gia đánh giá và phân hạng, toàn tỉnh có 100 sản phẩm. Qua 2 vòng đánh giá, Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đạt sao cho 86 sản phẩm của 51 cơ sở. Trong đó, 20 sản phẩm đạt 3 sao, 64 sản phẩm 4 sao, 3 sản phẩm đủ điểm 5 sao để tham gia dự thi cấp quốc gia. Việc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP hằng năm đã góp phần tìm chọn ra các sản phẩm thực sự chất lượng, đảm bảo các điều kiện cung cấp ra thị trường, siết chặt công tác quản lý sản phẩm, khẳng định uy tín của chương trình OCOP.

Các địa phương trong tỉnh cũng chủ động thực hiện những giải pháp phù hợp với thực tiễn, gắn chương trình OCOP với xây dựng nông thôn mới (NTM). Điển hình như huyện Đầm Hà, năm 2021 huyện đã hướng dẫn, hỗ trợ, đôn đốc phát triển thêm 3 sản phẩm OCOP mới; phối hợp cơ quan cấp tỉnh kiểm tra, rà soát, giám sát điều kiện ATTP các sản phẩm OCOP trên địa bàn; tổ chức cuộc thi đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện. Nhằm thúc đẩy quảng bá, giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm, huyện đã triển khai hỗ trợ theo nghị quyết của HĐND tỉnh cho 8 đơn vị tham gia chương trình OCOP thiết lập các website quảng cáo với tổng kinh phí 508 triệu đồng, như: Công ty CP Thương mại và Xây dựng Đầm Hà, HTX Dịch vụ nông nghiệp tổng hợp Trường Sơn, HTX TMDV&SX nông nghiệp Tân Hải…

Gắn chương trình OCOP với phát triển du lịch, dịch vụ

2022 là năm nền tảng quan trọng của chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025, đảm bảo thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 56 triệu đồng/năm, góp phần đưa tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Do đó, năm nay, tỉnh tiếp tục triển khai có hiệu quả OCOP gắn với phát triển du lịch, dịch vụ; hướng mạnh việc sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung theo chuỗi giá trị; xây dựng nhãn hiệu, bảo đảm quy mô, tính chuyên nghiệp để khẳng định thương hiệu.

Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ phát triển mới ít nhất trên 50 sản phẩm; đánh giá phân hạng thêm từ 70-100 sản phẩm đạt từ 3 sao đến 4 sao, phấn đấu có 2-4 sản phẩm tiềm năng 5 sao để tham gia dự thi đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia; phát triển mới ít nhất 15 đơn vị kinh tế tham gia chương trình. Đồng thời, nâng cao chất lượng hoạt động của các đơn vị kinh tế đã tham gia.

Để hoàn thành các mục tiêu đề ra, tỉnh đã phê duyệt thực hiện nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh về nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp, nông thôn. Trong đó, xác định các sản phẩm nông nghiệp, nông thôn đặc trưng của các địa phương gắn với phát triển du lịch; kết nối tuyến điểm du lịch; xây dựng mô hình du lịch nông nghiệp tại TX Quảng Yên, TX Đông Triều, huyện Đầm Hà, TP Hạ Long.

Ban Chỉ đạo OCOP từ tỉnh đến địa phương tích cực tuyên truyền, phổ biến chính sách về OCOP của tỉnh theo các nghị quyết của HĐND tỉnh; tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ cơ sở sản xuất đảm bảo 85-90% sản phẩm được dán tem điện tử hoặc có mã số, mã vạch truy xuất nguồn gốc; triển khai Đề án OCOP giai đoạn 2021-2025; chú trọng các giải pháp nhằm hướng tới sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, cơ cấu lại các sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, tích cực ứng dụng KHCN; vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình sản xuất nông nghiệp sạch, chuỗi liên kết có sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp, HTX gắn với du lịch, dịch vụ, chế biến sâu, nâng cao giá trị gia tăng.

Ban Chỉ đạo OCOP tỉnh sẽ rà soát, bổ sung, hoàn thiện các chính sách, nhất là chính sách phân cấp thực hiện, huy động nguồn lực xã hội, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, hỗ trợ riêng cho các sản phẩm, hỗ trợ xây dựng các mô hình điểm; chú trọng hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KHCN tại vùng nông thôn, nhằm gia tăng giá trị sản xuất nông sản, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động khu vực nông thôn…

Với những giải pháp cụ thể, bài bản, đồng bộ, OCOP sẽ tiếp tục khẳng định là chương trình kinh tế, thương hiệu riêng của Quảng Ninh, góp phần quan trọng trong xây dựng NTM.

                                                                                                                                                                                                                                                                                 Nguồn Sưu Tầm

 


Tags

Chia sẻ trên

icon

08/06/2022 | Đăng bởi: Nguyễn Phương Thảo

Phát triển sản phẩm OCOP góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, hiện nay các đơn vị trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của tỉnh này đang trong giai đoạn hồi phục sản xuất sau khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Các địa phương cũng đang tiếp tục thực hiện mục tiêu mở rộng thêm nhiều sản phẩm OCOP độc đáo, lợi thế của địa phương cho giai đoạn 2021-2025.

10/06/2022 | Đăng bởi: Nguyễn Phương Thảo

Chương trình OCOP 2021-2025: Tạo sức bật mới cho kinh tế nông thôn

Chương trình OCOP (mỗi xã một sản phẩm) giai đoạn 2021-2025 tăng sức bật tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương về sản phẩm đặc sản, ngành nghề nông thôn.

07/06/2022 | Đăng bởi: Nguyễn Phương Thảo

Hà Nội: Công nhận 424 sản phẩm OCOP cấp thành phố

Sáng 30/11, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình Mỗi xã một sản phẩm của TP. Hà Nội đã tổ chức Hội nghị công bố Quyết định công nhận sản phẩm OCOP và khen thưởng của Ủy ban nhân dân TP. Hà Nội.