7 sản phẩm ocop tham gia sàn thương mại điện tử

7 sản phẩm ocop tham gia sàn thương mại điện tử

17/10/2021 | Tác giả: Thanh Thảo



Theo Sở Nông nghiệp - PTNT, các ngành chức năng đã hỗ trợ, kết nối đưa 7 sản phẩm OCOP tham gia sàn thương mại điện tử OCOP quốc gia

Các sản phẩm cụ thể gồm: Gạo ST 24 của Hợp tác xã (HTX) Lúa gạo Buôn Choáh; Cà phê bột Tin True của HTX Tin True Coffe; Cà phê Đắk Đam của HTX Nông nghiệp Công bằng Thuận An; Bơ sáp Viet GAP của hộ gia đình ông Hồ Văn Hoan (Đắk Mil); Ca cao bột Hương Quê Đắk Nông của Công ty TNHH MTV Cà phê Hương Quê Đắk Nông; Nấm đông trùng hạ thảo của hộ Trần Văn Hồi (Đắk Song) và Mắc ca Thịnh Phát của Công ty Xuất Nhập khẩu Sachi Thịnh Phát.

Cũng theo Sở Nông nghiệp - PTNT, thời gian tới, các sở, ngành, địa phương tiếp tục đưa thêm các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP lên sàn thương mại điện tử quốc gia để hình thành, xây dựng kênh tiêu thụ bền vững.

Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy kinh tế số nông nghiệp, nông thôn của Bộ Thông tin và Truyền thông, Sở NN-PTNT Hải Phòng đã ban hành kế hoạch cụ thể để triển khai.

Vấn đề này sau đó đã nhanh chóng được các tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP hưởng ứng do phù hợp với xu thế thị trường và một phần do ảnh hưởng của dịch bệnh, khiến việc bán hàng trực tiếp bị ảnh hưởng.

Chi cục Phát triển nông thôn Hải Phòng là đơn vị trực tiếp đứng ra hỗ trợ các chủ thể kết nối với Công ty TNHH F24 và Bưu điện TP Hải Phòng để đưa sản phẩm OCOP địa phương lên sàn thương mại điện tử.

Về cơ bản, đây là kênh bán hàng tốt, và là một trong những giải pháp quan trọng giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, thúc đẩy tiêu thụ nhanh, góp phần tránh ùn ứ nông sản khi cao điểm thu hoạch.

Mặt khác, thông qua sàn thương mại điện tử còn giúp doanh nghiệp nắm bắt được các thông tin hữu ích diễn biến của thị trường nông sản, dự báo nhu cầu và năng lực sản xuất nông sản,... để có thể điều chỉnh phương án kinh doanh phù hợp.

Tuy nhiên, sau thời gian triển khai, cũng có nhiều vấn đề xảy ra ngoài dự tính khi có những sản phẩm bán rất tốt trong khi có những sản phẩm gần như “dậm chân tại chỗ” do đặc thù liên quan đến thực phẩm đông lạnh hoặc những sản phẩm liên quan đến lúa, gạo.

Trong thời gian tới, ngoài thực hiện chức năng chuyên môn, các đơn vị sẽ tiếp tục kết nối, hỗ trợ các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sản phẩm OCOP có phương án tiêu thụ sản phẩm đa dạng

Qua đó, không chỉ giúp đơn vị, doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP mà còn giúp người dân giữ giá nông sản, tránh phụ thuộc vào thương lái, trung gian trên kênh phân phối mới hiện đại và bền vững.

 
Thẻ

Chia sẻ trên

icon